KỊCH BẢN NÀO CHO TIÊU THỤ THÉP CUỐI NĂM
KỊCH BẢN NÀO CHO TIÊU THỤ THÉP CUỐI NĂM
Nhiều chủ đại lý, DN nghành thép mong đọi co nhiều khởi sắc trong những tháng cuối năm trước áp lực về tồn kho và tiêu thụ kém
Mong bán được hàng
Giá thép của các thương hiệu trong nước đã có những đọt điều chỉnh giảm liên tiếp trong 2 ngày 12 và 13/10 và bình ổn từ đó đến nay. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên kinh tế và đô thị các phố buôn bán thép như Đê la thành, Dịch vọng, Kim ngưu... nhiều chủ đại lý vẫn nằm trên đống lửa vì không bán được hàng vì đang có nhu cầu thấp.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam ( VSA) sản lượng bán mặt hàng thép sụt giảm gần 10% trong quý III/2022 và luỹ kế đầu năm giảm hơn 2,4% về mức 21,3 triệu tấn thành phẩm. Theo chủ một đại lý sắt thép trên đường Đê La Thành hiện trạng tồn kho của cửa hàng là rất lớn do không bán được hàng do nhu cầu thấp khi xây dựng dân dụng và công trình hầu như không có
Thông thường mọi năm vào tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán là thời điểm người kinh doanh sắt thép mong chờ nhất vì đây là thời điểm xây dựng diễn ra sôi động, nhiều công trình bắt đầu thi công. Tuy nhiên năm nay mọi thứ đều ảm đạm hơn khi nhu cầu thấp
Có nguyên nhân từ chậm giải ngân đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản suất công nghiệp thnags 10 / 2022 một số sản phẩm chủ lực giảm so với cùng kỳ năm trước. Bộ công thương nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh tuy đã ohucj hồi nhưng vẫn cong gặp nhiều khó khăn chủ yếu do giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao. Trong khi đó chất lượng đầu tư nước ngoài ( FDI) chậm được cải thiện, thiếu các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại giá trị gia tăng cao, liên kết chặt chẽ và hỗ trợ chuyển giao cho khu vực kinh tế trong nước.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tiêu thụ thép chậm khó khăn là do giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Hàng nghìn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm.
Áp lực cho các doanh nghiệp thép nội địa là rất khó khăn so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Những đơn vị này có dư địa phục hồi, phát triển nhanh hơn so với nỗ lực tự vượt khó của các doanh nghiệp trong nước. Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc chính phủ tăng tốc giải ngân đầu tư công cùng với các biện pháp bình ổn giá nguyên vật liệu, hàng hoá dịp cuối năm, cần có chính sách hỗ trợ( ưu đãi thuế, lãi vay...)để trợ lực cho doanh nghiệp nội địa trong nước giữ vững thị phần và có động lực để phát triển.
Thời gian qua, nghành thép đạt một số thành tựu cơ bản nhưng chưa đáp ứng được tiềm năng sẵn cớ. Thép mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng còn thép cho nhu cầu chế tạo, chế biến, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ còn chưa đáp ứng được. Chúng ta khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nghành này trong sự phát triển kinh tế. Vì vậy phải đề suất cơ chế chính sách đủ mạnh và khả thi đẻ có phương hướng đi rõ ràng cho nghành thép